Hôm 5/9,ắnglớnnhờcanhbạcgiảmsảnlượngdầtỉ lệ cược nha cái Nga và Arab Saudi cùng thông báo gia hạn các biện pháp siết nguồn cung dầu đến hết năm nay. Việc cắt giảm là một chiến lược đầy rủi ro, cả về tài chính và chính trị. Tuy nhiên, chiến lược này dường như đã phát huy hiệu quả với hai thành viên quan trọng nhất của OPEC+ (Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh).
Theo tính toán của hãng tư vấn Energy Aspects, giá dầu tăng đủ bù cho lượng xuất khẩu giảm. Nguồn thu từ dầu của Arab Saudi quý III có thể đã tăng thêm 30 triệu USD một ngày so với quý II. Mức tăng này tương đương 5,7%. Tính chung cả quý, con số này vào khoảng 2,6 tỷ USD. Trong khi đó, nguồn thu từ dầu của Nga ước tính tăng 2,8 tỷ USD.
Nguồn tiền này giúp Arab Saudi có tài chính cho các dự án đắt đỏ trong nước, đồng thời tiếp tục đầu tư ra nước ngoài để tăng sức ảnh hưởng. Nó cũng giúp củng cố ngân sách cho Nga.
Những kết quả này có thể khiến OPEC+ cân nhắc siết thêm nguồn cung trong tương lai, các nhà quan sát cho biết. "OPEC+ đang nắm đằng chuôi. Có thể thấy họ sẽ còn làm nhiều hơn nữa", Saad Rahim - kinh tế trưởng tại Trafigura cho biết.
Tổ chức này đã gây sức ép lên thị trường dầu toàn cầu nhiều tháng qua. Nhưng trước đó, các động thái của họ không có hiệu quả lớn, do lo ngại suy thoái toàn cầu và tăng trưởng chậm tại Trung Quốc khiến giá dầu chỉ dao động trong biên độ hẹp.
Tháng 10/2022, OPEC+ tuyên bố giảm sản xuất 2 triệu thùng một ngày - lớn nhất từ khi đại dịch xuất hiện. Tháng 5, Arab Saudi dẫn đầu một nhóm nhỏ thông báo tự nguyện cắt giảm thêm 1 triệu thùng một ngày. Đến tháng 7, họ giảm thêm 1 triệu thùng nữa. Đầu tháng 9, cả Nga và Arab Saudi đồng loạt thông báo gia hạn chính sách cắt giảm cho đến cuối năm.
Quý III, giá dầu Brent tăng thêm 25%, có thời điểm lên 95 USD một thùng. OPEC+ dự báo toàn cầu thiếu 3,3 triệu thùng dầu một ngày trong quý IV. Nhiều nhà phân tích đã dự báo giá dầu Brent sẽ sớm lên 100 USD.
"Giá sẽ lên cao. Nguồn cung sẽ bị siết chặt", Livia Gallarati - nhà phân tích dầu tại Energy Aspects cho biết.
Chiến lược giảm cung rất rủi ro, vì điều này đồng nghĩa họ sẽ phải hy sinh thị phần cho đối thủ. Nếu giá không tăng, họ còn phải chấp nhận giảm nguồn thu. Mỹ không thích giá năng lượng tăng cao, do nó có thể làm tăng sức ép lạm phát lên nền kinh tế này.
Chi phí sản xuất dầu tại Arab Saudi và Nga khá thấp. Ước tính của Rystad Energy cho biết con số này lần lượt là 9,3 USD và 12,8 USD một thùng.
Giá cao có lợi cho Arab Saudi. Nước này từng trải qua nhiều giai đoạn bùng nổ và đi xuống theo biến động của giá dầu. Các dự án phát triển đắt đỏ của họ cũng có kết quả trái chiều.
Nửa đầu năm 2023, Arab Saudi chi ngân sách cao hơn 37% cùng kỳ năm ngoái, theo Capital Economics. Dự án lập thành phố mới quy mô 500 tỷ USD của họ cũng đã khởi công.
Đầu năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính Riyadh cần giá dầu ở mức 81 USD để cân bằng ngân sách. Còn nếu họ không thể thu hút đầu tư nước ngoài cho dự án đắt đỏ ở trên, họ sẽ cần giá dầu lên 100 USD.
Nga cũng phải chi mạnh tay trong năm nay. Quý I, họ chi nhiều hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Oxford Economics. Chính phủ Nga vẫn thâm hụt ngân sách kể từ giữa năm ngoái.
Urals - loại dầu phổ biến nhất của Nga đã lên 75 USD vài ngày gần đây. Trong quý II, giá trung bình chỉ là 65 USD. Trong khi đó, mức trần giá mà phương Tây áp lên dầu Nga là 60 USD.
Tuần trước, Điện Kremlin cấm xuất khẩu xăng và dầu diesel, khiến nguồn cung năng lượng toàn cầu càng thắt chặt. Giá diesel toàn cầu đã lập tức nhảy vọt.
"Nếu chỉ nhìn vào giá dầu, tương lai của họ có vẻ sẽ sáng sủa hơn. Chiến lược này có thể không phải là bước ngoặt về kinh tế, nhưng nó sẽ giúp họ có tài chính để tiếp tục chi tiêu", James Swanston - nhà kinh tế học tại Capital Economics kết luận.
Hà Thu(theo WSJ)